Lộ DIệN đườNG DâY MôI GIớI KếT HôN GIả

Trong quá trình chứng kiến những màn tuyển cô dâu Việt cho rể Hàn Quốc, nhóm PV còn được biết, việc môi giới không chỉ đi theo chiều xuôi là tìm dâu cho rể ngoại quốc, mà còn hỗ trợ cả những cô dâu kết hôn giả với mục đích sang nước ngoài lao động.

Trong thời gian "nằm vùng" tại đây, chúng tôi tiếp tục tiếp cận được một cô dâu tên Minh - người đang chờ làm thủ tục kết hôn giả.

"Kết hôn giả là kết hôn không ở với người ta, sang đó mình thoải mái làm việc. Có nghĩa là hôm nay mình được chọn, mai mình có chồng luôn đó. Mình phải bỏ 500 triệu đồng ra để cưới nó", lời giải thích rất rõ ràng, rành mạch của một cô dâu đã mở đầu cho câu chuyện, cũng thôi thúc nhóm PV tìm hiểu về từ khóa "kết hôn giả" được rất nhiều cô dâu nhắc đến.

Tại đây, nhiều cô gái vì từng có thời gian ở nước ngoài bất hợp pháp nên không thể xin lại visa qua đó làm việc.

Để được quay trở lại một lần nữa, họ sẵn sàng bỏ ra hàng chục nghìn đô, tương đương với khoảng từ 500 - 700 triệu đồng, để kết hôn giả với người nước ngoài. Đây cũng là tấm vé thông hành duy nhất giúp họ có thể bước chân vào xứ sở kim chi.

"Bà Lụ nói với em là đợi 20.4 này có 4 người về, nếu nó chốt giấy được thì bà cho em làm trước vì em làm hồ sơ lâu rồi. Nếu không được, bà trả hồ sơ, trả tiền cọc cho em. Hai là bà còn nhiều cách, nhiều nước lắm. Em làm hết thảy 20.000 đô (USD - PV) với đóng tiền phạt qua lại là hơn 100 triệu đồng.

Cô Oanh vẽ cho em, em có con với thằng người yêu của em. Xong nhờ thằng đấy làm giấy tờ cho, cho thằng đấy ít tiền. Sang không phải ở chung, chỉ bỏ áo quần đồ đạc của em bên nhà thằng đó thôi. Rồi em đi đâu cũng được hết. Nếu em đi làm thì em cho hắn địa chỉ để còn khai báo. Mọi thủ tục như lấy thật, nhưng mình có một cái hợp đồng riêng của 3 bên kí", một cô dâu tên Minh cho hay.

Khi được hỏi về quyền lợi của việc bỏ mấy trăm triệu ra để có được một tờ giấy đăng ký kết hôn giả, Minh không ngần ngại trả lời: "Mình được ra hạn visa 4 năm, trong vòng 4 năm đó kể cả mới cưới em ly hôn lúc nào cũng được. Em cũng không biết ở đây có trung tâm bảo lãnh hay không. Nhưng trường hợp từng có thời gian bất hợp pháp ở Hàn Quốc như em ở Hải Dương họ không nhận, còn ở đây họ vẫn nhận. Tiền phạt thì tự đóng".

Cũng theo cô dâu này, mặc dù kết hôn giả không phải tổ chức đám cưới, nhưng vẫn phải chụp ảnh cưới để có căn cứ lên xin visa ở đại sứ quán.

Và cũng như việc môi giới cô dâu Việt, để mọi thứ được trơn tru, các bà mối ra sức tư vấn mọi phương án và những quyền lợi mà cô dâu được nhận làm sao để các cô dâu cảm thấy xứng đáng với số tiền mình bỏ ra.

"Kết hôn giả cứ có rể là lấy thôi, miễn có tiền. Hôn thê giả mất 500 triệu đồng nhưng em đi một phát được 4 năm. Thủ tục thì như kết hôn thật, chỉ có điều sang không phải ở chung với người ta đâu, em được đi làm, không phải ở với người ta.

4 năm sau người ta sẽ ly hôn và hỗ trợ em thi quốc tịch (Hàn Quốc). Nếu em muốn bảo lãnh con sang hay sau 4 năm không tự thi được quốc tịch mà muốn ở thêm thì tự nói chuyện với người ta. Nhưng vẫn phải chụp ảnh cưới, vẫn nhắn tin với người ta như bình thường để lấy bằng chứng xin visa" - môi giới giải thích.

"Muốn kết hôn giả thì liên hệ với ai chị?" - chúng tôi dò hỏi.

"Mẹ chị?" - nữ môi giới này cho hay.

"Vẫn qua cô Oanh à?" - chúng tôi tiếp lời.

"Ừ! Tất cả là 20.000 USD, em cọc trước 3.000 đô (USD) để công ty tìm rể, sau đó người ta sẽ hướng dẫn em xin giấy tờ gì. Rể về em đặt cọc thêm 10.000 đô (USD) và chụp ảnh, đính hôn, số tiền còn lại khi đi đóng tiền visa trả nốt" - người môi giới thông tin.

Mặc dù khẳng định vô cùng chắc nịch, thế nhưng việc bỏ tiền ra có đạt được mục đích không, hay chỉ "tiền mất, tật mang" thì không có một điều gì có thể đảm bảo. Thậm chí, ngay cả thứ mà các bà mối nhắc đến là "hợp đồng đặt cọc" cũng không có giá trị pháp lý.

Cũng qua theo dõi của phóng viên, không chỉ môi giới cô dâu Việt cho chú rể Hàn Quốc, đường dây môi giới này còn dẫn hàng trăm chú rể từ các quốc gia khác đến Việt Nam tìm vợ.

"Anh này anh ấy là ông chủ, anh có mấy cái đầu xe container và nhận hàng về cho nhân viên của anh ấy bán. Nhà anh ấy có hai dinh cơ, 1 dinh cơ ở ngoại ô, 1 dinh cơ trong thành phố.

Lương anh từ 100 - 200 triệu đồng, chuyện bình thường. Hôm qua, chị cho cưới 5 đôi mà. Chị bắt quay hết gửi cho gia đình. Nếu người ta không thật, người ta có dám lên làm đám cưới như thế không. Mà đám cưới tổ chức ở chỗ công ty đấy là nhà ông Phó Giám đốc Công an Hải Phòng luôn" - một bà mối tìm dâu Việt cho rể ngoại quốc hết lời quảng cáo rể của mình.

Dù Luật pháp Việt Nam đã quy định rõ ràng, thế nhưng vì lợi nhuận “khủng” từ mỗi phi vụ môi giới thành công. Nên nhiều người vẫn bất chấp để trục lợi trên hạnh phúc của hàng trăm, hàng nghìn cô dâu.

* Tên nhân vật đã được thay đổi.

Đọc bài gốc tại đây.

2024-04-17T00:06:03Z dg43tfdfdgfd