NHóM Nữ HáT LIVE Tệ HạI KHIếN NGườI HàN XấU Hổ: Họ GọI đâY Là CA Sĩ SAO?

TPO - Bất chấp những chỉ trích về màn hát live tệ hại, thành viên nhóm Le Sserafim vẫn tự hào về sân khấu của mình. Sự yếu kém khoản ca hát của Le Sserafim dẫn đến tập đoàn giải trí HYBE bị xoáy vào vòng tranh luận, chỉ lo tập trung chăm chút ngoại hình, vũ đạo cho nhóm nữ mà bỏ quên việc luyện hát.

Thảm họa hát live ở Coachella

Hôm 14/4, nhóm nhạc nữ Le Sserafim khuấy động Coachella bằng màn trình diễn 11 bài hát trong khoảng 40 phút sân khấu Sahara. Khán giả lấp đầy địa điểm, nhiệt tình hát và nhảy múa theo.

Năm cô gái Le Sserafim xuất hiện trên sân khấu với những bộ trang phục đặc biệt của Louis Vuitton được thiết kế dành riêng bởi giám đốc nghệ thuật của nhà mốt Nicolas Ghesquière. Tuy nhiên những gì khán giả bàn tán về họ là giọng hát tệ hại.

Le Sserafim có màn trình diễn live tệ hại ở Coachella. Ảnh: Twitter.

Hai thành viên có khả năng hát tốt nhất nhóm là Huh Yunjin và Chaewon cho thấy bộ mặt đáng thất vọng. Trong khi đó em út Eunchae bị chỉ trích tông điếc, hai thành viên người Nhật là Sakura và Kazuha hát hụt hơi, hát nhỏ hơn phần nhạc đè.

Le Sserafim lộ khuyết điểm giọng hát, liên tục chêch phô, hụt hơi. Điểm mạnh của nhóm là phần vũ đạo chưa thực sự tốt, các thành viên tương tác khá sượng khi cần khuấy động đám đông. Nhiều người cho rằng vì quá chú trọng phải hát tốt, năm cô gái nhanh xuống sức, bị ngợp sân khấu.

Khán giả Hàn Quốc và quốc tế đều có những bình luận chỉ trích dữ dội về kỹ năng ca hát của nhóm nhạc đến từ HYBE. Những lời lẽ khó nghe hướng đến giọng ca của năm cô gái: “Họ hát như ợ hơi”, “Hát như đấm vào tai người nghe”, “Họ gọi đây là ca sĩ sao”, “Ngay là người được coi là hát chính cũng không ra hồn. Họ đang tra tấn lỗ tai của khán giả”, “Những khán giả ở đó hát còn hay hơn nhóm nhạc này”, “Đừng nhận mình là Kpop nữa. Tôi xấu hổ với nhóm nhạc này”…

Năm 2019, BlackPink trở thành nhóm nhạc nữ Kpop đầu tiên biểu diễn tại Coachella và nhận được nhiều lời khen ngợi, do đó Le Sserafim bị so sánh là không thể tránh khỏi. Một số ý kiến nhận định Le Sserafim nên trau dồi kinh nghiệm trên các sân khấu lớn trước khi biểu diễn tại Coachella, may ra mới có thể tránh được thảm họa.

Thái độ của Le Sserafim làm “dậy sóng” dư luận sau màn live tệ hại

Thành viên Sakura cho rằng sân khấu Coachella là màn trình diễn tuyệt vời nhất của Le Sserafim, bất chấp các cô gái bị chỉ trích về giọng hát. Nữ ca sĩ sinh năm 1998 nói mỗi khán giả có tiêu chuẩn riêng với thần tượng của họ và tin tưởng phần thể hiện của nhóm.

Sakura cho rằng Le Sserafim đã trình diễn tốt. Ảnh: Twitter.

“Chúng tôi đã làm tốt nhất có thể. Ra mắt chưa đầy 2 năm và mới thực hiện một chuyến lưu diễn, chúng tôi đã dồn hết tâm huyết vào Coachella. Tôi đã chuẩn bị nghiêm túc cho giai đoạn này, vượt qua và tận hưởng nó” - ca sĩ nói.

Sakura nhắc đến chuyện bị so sánh và tỏ ra không quan tâm, hướng đến điều tốt đẹp. Cô nói tin tưởng bản thân bởi không ai hoàn hảo.

Lời chia sẻ của Sakura không nhận được sự đồng cảm của công chúng, ngược lại bị chỉ trích thậm tệ hơn. Nhiều người cho rằng các cô gái không dám nhìn thẳng vào sự thiếu sót trong kỹ năng ca hát và đang cố gắng thuyết phục khán giả họ đang tận hưởng màn biểu diễn.

Cùng thời điểm, thành viên khác của Le Sserafim là Chaewon đăng tải video Doja Cat trên sân khấu, giơ ngón hướng xuống đám đông. Nữ ca sĩ đã gỡ video ngay sau đó. Cư dân mạng cho đây thông điệp cô gửi đến những người chỉ trích và ghét bỏ Le Sserafim sau màn trình diễn ở Coachella.

Những hành vi của Le Sserafim chỉ như “đổ thêm dầu vào lửa”, công chúng càng thêm phẫn nộ. “Năng lực không có nhưng lại được công ty o bế, trình độ đã không có mà thái độ cũng không”, “Tự tin ai cũng có nhưng tự tin đi kèm với năng lực tài năng, chứ không phải tự tin cho mình là nhất, không nhìn nhận năng lực của bản thân”… khán giả bình luận.

Sự công nghiệp của nhóm nhạc nữ đến từ HYBE

Giọng hát thảm họa của Le Sserafim tại Coachella khiến “làn sóng” phẫn nộ với cách huấn luyện thần tượng của HYBE dâng cao. Đây không phải là lần đầu Le Sserafim cho thấy kỹ năng yếu kém trong giọng hát. Ở các sân khấu âm nhạc trong nước, nhóm lộ yếu điểm mỗi khi thắng giải thưởng âm nhạc hàng tuần và phải hát chay.

Thời gian qua, nhóm nhạc nữ mới đến từ HYBE là ILLIT cũng tạo tranh luận vì hát live yếu. Fromis 9 cũng để lại ấn tượng không tốt bởi sân khấu encore (sân khấu kết màn tại các chương trình âm nhạc).

Hot search Weibo ngày 15/4 “HYBE kẻ hủy diệt K-Pop”, thảo luận về việc tập đoàn dần trở thành cỗ máy kiếm tiền, sản xuất hàng loạt thần tượng để bù lấp chỗ trống sau khi BTS nhập ngũ, nhưng không quan tâm chất lượng.

Show R U Next đào tạo ra nhóm nữ ILLIT do HYBE đầu tư sản xuất, khán giả bức xúc khi chương trình loại hết các thí sinh tiềm năng về giọng hát, để lại những thí sinh có kỹ năng yếu kém. Thực tế, nhóm ILLIT đang hứng chịu “gạch đá” vì hai thành viên người Nhật là Moka và Iroha hát không ra hơi.

Việc Kpop chú trọng đến ngoại hình không phải điều gì quá xa lạ. Ngành công nghiệp này từ lâu đã coi trọng vẻ ngoài bên cạnh tài năng. Việc liên tiếp xuất hiện những màn lộ giọng hát yếu kém từ nhóm nhạc nữ nhà HYBE khiến khán giả ngờ vực các công ty giải trí này bỏ qua giai đoạn đào tạo kỹ lưỡng, nghiêm ngặt kỹ năng ca hát mà chỉ coi trọng ngoại hình, nhảy và biểu diễn.

Tính chất của vũ đạo Kpop có thể khiến việc hát live trở nên khó khăn, dẫn đến việc phải thần tượng phụ thuộc vào bản nhạc đệm hoặc hát nhép. Một số khán giả ưu tiên tài năng thanh nhạc hơn hết, trong khi những người khác có thể đánh giá cao trải nghiệm giải trí tổng thể, bao gồm hình ảnh, vũ đạo và màn thể hiện trên sân khấu.

Khi Kpop tiếp tục phát triển và tiếp cận lượng khán giả toàn cầu rộng hơn, ngành công nghiệp này có thể tìm ra những cách mới để cân bằng những yếu tố trên. Với những nhóm nhạc nữ đến từ HYBE, khán giả cho rằng tập đoàn nên chú trọng vào việc hát live để không ảnh hưởng đến những cảm xúc của người hâm mộ.

Đọc bài gốc tại đây.

2024-04-16T07:26:42Z dg43tfdfdgfd